Phù điêu bê tông
Phù điêu là gì?
Phù điêu hay còn gọi là chạm nổi là hình thức sáng tác nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc đục đẽo, khoét lõm, nó là một kỹ thuật điêu khắc trong đó các yếu tố điêu khắc được gắn kết vào cấu tạo nền của cùng một chất liệu[1]. Trong tiếng Anh, phù điêu hay chạm nổi gọi là Relief. Nghệ thuật này có thể thể hiện được gần như bố cục phức tạp và triển khai những bố cục chi tiết bên trong, bố cục có nhiều lớp như những tác phẩm nghệ thuật qua công trình kiến trúc và tranh phù điêu phong cảnh, khi triển khai đắp vẽ phù điêu thì nghệ nhân hoặc người thợ sẽ triển khai bố cục khối phù điêu trên mặt phẳng, sau đó phác họa các hình khối theo kích thước, góc độ xa gần thông qua các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không gian. Phù điêu đá là những tác phẩm được chạm khắc vào chất liệu đá rắn ở ngoài trời. Loại hình này được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là các nền văn hóa Cận Đông Cổ đại và các quốc gia Phật giáo.
Những bức tranh phù điêu đẹp có ý nghĩa và vai trò rất to lớn trong trang trí. Nếu các bạn muốn sáng tạo và tạo ra các bức tranh phù điêu trang trí đẹp thì điều đầu tiên cần làm là phải triển khai bố cục trên mặt phẳng. Bước này sẽ giúp tạo nên kiến tạo xa hoặc gần và các ảo giác về không gian cho bức phù điêu bằng các lớp không gian.
Với nghệ thuật làm tranh phù điêu, người nghệ nhân có thể triển khai những bố cục từ đơn giản cho tới phức tạp với nhiều lớp nhân vật hoặc cũng có thể thể hiện cả những tác phẩm nghệ thuật, phong cảnh, kiến trúc,…
Các bức tranh phù điêu mang nhiều ý nghĩa to lớn và quan trọng đối với văn hóa, lịch sử Việt Nam. dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân mà bức tranh phù điêu trở nên sinh động và có hồn hơn. Tùy vào họa tiết trên tranh mà nội dung và ý nghĩa tranh muốn truyền tải cũng khác nhau.
Một trong các nội dung thường thấy trên tranh phù điêu đó là hình tứ linh gồm long, ly, quy và phụng. Ngoài tứ linh còn có tứ quý là tùng, cúc, trúc, mai. Bên cạnh đó, các bức tranh mang phong cách dân gian thì thiên về khắc họa đề tài mây nước, hoa lá,…
Theo quan niệm của người xưa thì tứ linh có nguồn gốc xuất phát từ bố vị thần là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Đây là tứ linh của trời đất, mang bên mình bốn nguyên tố tạo thành trời đất. Ngoài ra người xưa còn quan niệm rằng nước, gió, đất và lửa sẽ đi theo thứ tự là long, ly, quy, phụng. Do đó, các hình ảnh này rất được vua chúa ngày xưa yêu thích, lựa chọn làm họa tiết thi công các công trình nghệ thuật với mục đích thể hiện trọn vẹn được sự uy nghi, đồ sộ và kỳ công của công trình.
Các loại phù điêu phổ biến hiện nay
Phù điêu được chia ra khá nhiều loại để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của gia chủ. Tùy thuộc vào phong cách nhà ở, loại hình xây dựng cũng như kết cấu của công trình. Từ đó tìm những loại phù điêu phù hợp. Không phải công trình nào cũng dùng tượng hay bức phù điêu Hi Lạp. Và cứ là phù điêu hoa sen thì đắp được ở trong nhà.
Có thể chia phù điêu trang trí thành các nhóm phù điêu theo họa tiết, nội dung và phù điêu theo vật liệu xây dựng.
- Phù điêu theo họa tiết: phù điêu mặt tiền nhà, phù điêu hoa sen, tượng phù điêu…
- Chất liệu đắp phù điêu: Xi măng, thạch cao, gỗ, composite…
Phù điêu mặt tiền nhà
Phù điêu mặt tiền nhà được sử dụng rất nhiều và khá đa dạng. Với tầm quan trọng như vậy, không khó hiểu khi tính thẩm mỹ và yêu cầu của nó cũng lớn hơn thông thường. Sự phong phú về họa tiết, nội dung giúp cho phù điêu mặt tiền sử dụng trong rất nhiều công trình. Không bị giới hạn bởi công trình nhà ở dân sinh. Mà còn có các chung cư cao cấp, tòa nhà cao tầng, hội trường, văn phòng, trung tâm thương mại…
Sử dụng phù điêu mặt tiền giúp thể hiện lối kiến trúc sang trọng, đậm tính nghệ thuật. Hướng theo hơi hướng cổ điển, quý tộc.
Hoa văn phù điêu mặt tiền không bị giới hạn. Vừa có hiện đại, vừa có cổ điển và có cả phù điêu kết hợp giữa cả cổ điển và hiện đại. Trường phái và phong cách cũng rất đa dạng: Hy Lạp, Châu Âu, Gothic, Hiện đại…
Phù điêu hoa sen
Hoa sen được mệnh danh là Quốc Hoa của Việt Nam. Nên không khó hiểu khi loài hoa này xuất hiện ở rất nhiều nơi với mục đích khác nhau. Ngoài tính thẩm mỹ, hoa sen còn mang ý nghĩa đặc biệt. Cả về phong thủy vẫn yếu tố văn hóa của người Việt Nam.
Đắp phù điêu trong nhà thể hiện sự thanh khiết, hoàn hảo, tượng trưng cho bản chất mạnh mẽ, trong trắng của trái tim. Đặc biệt, với những gia đình theo Phật Giáo, thì hoa sen lại càng có ý nghĩa.
Phù điên hoa sen có nhiều loại: phù điêu sen hạc, phù điêu sen lá, phù điêu phong cảnh…Mỗi bức tranh phù điêu khi được đắp đều có tính chất và giá trị nghệ thuật của riêng nó.
Phù điêu cá chép hóa rồng
Nếu bạn cần một bức phù điêu thể hiện vị thế của gia đình mình. Thì cá chép hóa rồng là một lựa chọn tuyệt vời. Với ý nghĩa thể hiện sự thăng tiến, uy mãnh và oai hùng. Chắc chắn bức phù điêu sẽ mang đến những giá trị tuyệt vời về mặt tinh thần của gia chủ.
Các chất liệu phù điêu phổ biến:
- Phù điêu xi măng, bê tông
- Phù điêu thạch cao
- Phù điêu gỗ
- Phù điêu gốm sứ
- Phù điêu kim loại
- Phù điêu composite
Hiển thị 1–24 của 31 kết quảĐược sắp xếp theo mới nhất